15/05/2025

Tin Tổng Hợp 123

Cập Nhật Tin Công Nghệ | Đời Sống | Sport | Y Học | Thẩm Mỹ

Rau thơm nào có tác dụng chữa bệnh mà nhiều người không biết?

Rau thơm nào có tác dụng chữa bệnh mà nhiều người không biết?
5 phút, 1 giây để đọc.

Có rất nhiều loại rau thơm được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên ít ai biết được những công dụng và lợi ích mà các loại rau thơm này mang lại. Ngoài vai trò là gia vị cho bữa ăn hằng ngày thì nó còn có công dụng giúp chữa bệnh hiệu quả mà nhiều người chưa biết đến. Chẳng hạn như rau thì là, rau húng quế, rau bạc hà, sả cây, rau tía tô,… Chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn thông tin bổ ích về những loại rau trên ngay dưới đây bạn nhé.

Rau thì là trị chứng khó tiêu

Rau thì là cũng được coi là một vị thuốc Đông y vừa trị bệnh đau bụng; đau răng bổ tỳ và trị khó tiêu vô cùng hiệu quả. Đặc biệt, trong món ăn thì rau thì là được dùng như một loại rau thơm gia vị; giúp trợ giúp cho các món ăn khiến món ăn thơm ngon hơn. Trong Nam dược thần hiệu, hạt thì là vị cay, tính ấm, không độc rất tốt cho cơ thể của bạn nhất là khi thời tiết trở lạnh rau thì giúp tăng cường sức đề kháng cho con người.

Rau mùi tàu giúp kích thích tiêu hóa

Rau mùi hay còn gọi là ngò tây, ngò gai, ngò tàu có tác dụng giải cảm trị khó tiêu cho con người vô cùng hiệu quả. Trong thành phần dinh dưỡng thì cây mùi tàu được nhân dân ta trồng phổ biến khắp nơi; dùng để ăn sống, nấu canh và làm thuốc chữa bệnh hiệu quả. Bởi rau mùi tàu có vị the, tính ấm, mùi thơm hắc, khử thấp nhiệt, thanh uế, mạnh tỳ vị; kích thích tiêu hóa giúp bạn ăn ngon miệng hơn tăng tính đề kháng cho cơ thể.

Rau mùi tàu giúp kích thích tiêu hóa

Rau răm chữa đau bụng

Trong thành phần của rau răm là một vị thuốc Đông y có tính vị cay, tính ấm, không độc, dùng để chữa đau bụng lạnh, chữa rắn cắn, trị mụn trĩ, tốt cho hệ tiêu hóa vô cùng hiệu quả. Cây rau răm được trồng khắp nơi và thường được mọi người dùng làm rau sống; giúp cho người ăn giải trừ một số độc tố trong người vô cùng tốt cho sức khỏe.

Tía tô giúp giải cảm

Trong thành phần dinh dưỡng của tía tô là vị thuốc được y dược học; giúp bạn giải cảm gia mồi hôi giải nhiệt trong người. Rau tía tô không chỉ là rau gia vị thơm ngon; tía tô còn là cây thuốc trong y học được dùng tăng sức đề kháng cho cơ thể, giải cảm, tiêu độc hiệu quả.Sả

Trong thành phần dinh dưỡng của sả rất tốt cho hệ tiêu hóa; có tác dụng kích thích ra mồ hôi, hạ sốt ở người bệnh cảm và giúp lợi tiểu tốt cho sức khỏe của con người. Khi bạn sử dụng sả còn được dùng để điều trị chứng co thắt cơ; chuột rút, thấp khớp, đau đầu rất hiệu quả.

Húng quế trị chứng đầy hơi

Theo y học, húng quế rất tốt cho hệ tiêu hóa, trị chứng đầy hơi, co thắt dạ dày, đau bụng, khó tiêu. Nó còn có tác dụng kích thích sữa cho những bà mẹ mới sinh hoặc làm dịu cơn buồn nôn ở một số người. Húng quế cũng có tác dụng kích thích tóc mọc. Người ta thường vò nát lá quế sau đó xát lên da đầu, massage nhẹ nhàng. Khi dùng cho da, nó có tác dụng làm se lỗ chân lông và có thể được xem như một thứ nước tắm rất mát cho cơ thể.

Đất ẩm là môi trường thích hợp để cây phát triển. Khi trồng húng quế; không nên bón nhiều phân vì sẽ làm giảm lượng tinh dầu thơm rất đặc biệt của cây. Để cây phát triển tươi tốt, mọc rậm rạp thì nên thường xuyên cắt tỉa cành; tốt nhất là cứ mỗi 2 đến 3 tuần một lần.

Sả (cỏ chanh)

Sả (cỏ chanh)

Sả rất tốt cho hệ tiêu hóa, có tác dụng kích thích ra mồ hôi, hạ sốt ở người bệnh cảm và giúp lợi tiểu. Sả còn được dùng để điều trị chứng co thắt cơ, chuột rút, thấp khớp, đau đầu.

Trong vấn đề chăm sóc sắc đẹp cho phụ nữ, sả rất hữu dụng vì tinh dầu sả chứa nhiều Vitamin A. Khi trên người có những vết thâm, chỉ cần nấu ít sả giống như trà; xoa nhẹ sẽ giúp xóa tan những mảng thâm. Món ăn có sự kết hợp giữa sả và hạt tiêu sẽ giúp giảm những rắc rối về kinh nguyệt và chứng nôn mửa. Tuy nhiên, tinh dầu sả có thể là nguyên nhân gây dị ứng sưng tấy da ở một số người.

Sả thường được trồng bằng cách chiết cây, khi sả đủ lớn; bạn có thể tách chồi của nó để găm những bụi sả mới. Việc chăm bón cho sả cũng khá bình thường; chỉ cần tưới nước, bón phân 3 tuần 1 lần.

Bạc hà (húng cây)

Bạc hà là một bài thuốc khá hữu hiệu trong việc chữa trị cảm cúm và các vết côn trùng cắn; giúp lợi tiêu hóa, chữa chứng đầy hơi, thấp khớp, nấc cục, thông cổ, trị viêm xoang nhẹ… Dầu bạc hà cay có thể làm dịu cơn hen suyễn nhẹ bằng cách ngửi. Phụ nữ có mang thì nên thận trọng khi dùng vì rất có thể dẫn đến sẩy thai.

Bạc hà rất dễ chăm sóc, không cần phải bón phân, chỉ cần tưới nước. Có thể trồng nó bằng hạt nhưng trồng bằng cách chiết cành; cây sẽ sinh trưởng nhanh hơn. Nếu trồng bạc hà ở vườn nên chú ý đến ánh nắng mặt trời vì khi nắng quá gay gắt; sẽ làm cây khô héo, trụi lá.