Ớt cay là loại quả được sử dụng làm gia vị trong những bữa ăn hằng ngày của người dân Việt Nam. Đặc biệt là trong các món ăn của người dân Huế, tất cả đều được sử dụng ớt làm nguyên liệu phổ biến. Với những tính cay của nó thì việc thưởng thức món ăn khá thú vị phải không nào? Vậy ớt cay có thành phần dinh dưỡng như thế nào? Lợi ích mà loại quả này mang lại cho con người như thế nào? Hãy cùng chúng mình đi tìm hiểu về quả ớt cay và ý nghĩa của nó.
Tổng quan về quả ớt
Ớt chứa ít calo, đặc biệt giàu vitamin C và các chất chống oxy hóa khác; là một thực phẩm bổ sung tuyệt vời cho một chế độ ăn uống lành mạnh. Chúng chứa vitamin A và kali, những chất cần thiết để duy trì khối lượng cơ và huyết áp khỏe mạnh. Và, chúng là một nguồn chất xơ tuyệt vời để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Trong một quả ớt có chứa nhiều hợp chất khiến bạn ngạc nhiên. Chẳng hạn, capsanthin, quercetin, luteolin và violaxanthin là một chất chống oxy hóa; ngăn ngừa một số bệnh mãn tính như bệnh tim. Trong khi đó, chất lutein và zeaxanthin có trong ớt gia tăng sức khỏe của mắt, bảo vệ võng mạc. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc ăn ớt giàu chất lutein và zeaxanthin; có thể giảm nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.
Ớt còn giúp phòng chống thiếu máu. Thiếu máu là một tình trạng phổ biến đặc trưng bởi khả năng vận chuyển oxy trong máu bị giảm. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của thiếu máu là do thiếu sắt; và các triệu chứng chính của bệnh thiếu máu là suy nhược và mệt mỏi.
Ớt không chỉ là một nguồn cung cấp chất sắt dồi dào mà chúng còn đặc biệt giàu vitamin C; giúp tăng khả năng hấp thụ chất sắt từ ruột. Ớt cay có chứa nhiều beta carotene và chất chống oxy hóa; khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên kích hoạt hệ thống miễn dịch giúp chống lại cảm lạnh và cúm. Ngoài ra, trong ớt có chất capsaicin có đặc tính giảm đau.
Thành phần dinh dưỡng trong quả ớt
Ớt đỏ rất giàu vitamin C và provitamin A (beta-carotene). Ớt cũng là nguồn cung cấp vitamin nhóm B vitamin B6 kali sắt và magiê. Có lẽ trên thế giới chưa có một loại thực phẩm nào mà quan niệm ẩm thực “Đông gặp Tây” như ớt. Theo nhiều tài liệu nghiên cứu thì con người đã biết nếm vị cay của ớt từ khoảng 7.000 năm trước.
Chất quan trọng nhất của ớt chính là capsaicin (tên hóa học là 8-methyl-N-vanillyl-6-nonenamide), chất này tập trung nhiều nhất ở gần cuống. Capsaicin thuộc nhóm hợp chất gọi là vanilloid. Cảm giác cay mà chúng ta có được là do chất capsaicin; kích thích não sản sinh ra những chất “ma túy nội sinh” (endorphine) tạo ra một cảm giác cay nóng và khoan khoái.
Độ cay của ớt được định lượng theo sáng chế của dược sĩ Willbur Scoville; theo đó những loại ớt ngọt, không cay có 0 đơn vị Scoville, những loại ớt cay có từ 250.000 đến 300.000 đơn vị Scoville.
Những lợi ích khác từ quả ớt
Với thành phần toàn là những chất hóa học có đặc tính “ăn tiền”; bữa ăn có ớt sẽ giúp cơ thể tăng cường miễn dịch tăng khả năng chống ôxy hóa. Lợi ích sáng giá nhất của ớt là khả năng kháng viêm giảm đau và ngăn ngừa sự hình thành những cục máu đông.
Khi phát hiện ra tại Thái Lan (nước có người tiêu thụ ớt cao) số người bị những rủi ro về nghẽn mạch do sự hình thành các cục máu đông rất thấp; các nhà nghiên cứu mới “ngược thời gian, trở về quá khứ” và phát hiện rằng người Thái đã ăn ớt rất nhiều và rất điều độ, nhờ đó mà hưởng được những lợi ích trên. Ngày nay, các nhà khoa học cũng đã xác định rằng; chính chất capsaicin đã có khả năng triệt tiêu fibrin; nhờ đó làm giảm khả năng hình thành những cục máu đông.
Capsaicin có trong ớt cũng được ứng dụng để bào chế những loại thuốc giảm đau Capsaicin; làm giảm tác dụng của chất “P”, chất “P” có nhiệm vụ đưa tin đau từ da đến cột sống. Bằng cách “chặn đường” chất “P”, capsaicin như một chất giảm đau có tác dụng lâu; và đã điều trị hiệu quả cho khoảng 75% bệnh nhân.
Bài Viết Tương Tự
Bệnh hay mắc ở mùa hè cách phòng ngừa và khắc phục
Phòng ngừa các nguy cơ gây hại của bệnh nghiến răng
Nhớ thực hiện những điều này khi tập yoga tại nhà