13/02/2025

Tin Tổng Hợp 123

Cập Nhật Tin Công Nghệ | Đời Sống | Sport | Y Học | Thẩm Mỹ

Nộm mít món ăn dân dã mang đậm nét văn hóa truyền thống vùng miền

Nộm mít
4 phút, 43 giây để đọc.

Đối với người dân miền Trung thì Mít non đặc biệt được sử dụng để trộn gỏi. Cách để làm nộm mít ngon mà ráo nhựa ra sao thì hãy cùng xem dưới đây nhé. Nộm mít vốn là món ăn dân dã của người dân vùng miền đầy nắng và gió này. Với những nguyên liệu rất dễ kiếm và giá thành không thể rẻ hơn: mít non, bì heo, đậu phộng. Món ăn này đã theo năm tháng, đã được biến hóa khác đi.

Nhưng nó vẫn giữ nguyên mùi vị và đã trở thành một món ăn “đặc sản” được rất nhiều người yêu thích. Mít non bùi dai ăn kèm với đậu phộng giòn thơm cùng với bì heo béo mềm. Tất cả được gói gọn trên miếng bánh đa vừng giòn ngon thơm phưng phức khiến món nộm mít thật khó có thể cưỡng lại.

Mít non được mệnh danh là loại thực phẩm hoàn hảo thay thế cho thịt lợn. Nếu như người dân ở phương Tây mới biết đến mít non khoảng 10 năm trở lại đây. Nhưng chủ yếu là những người ăn chay người dân Việt Nam chúng ta hay sử dụng mít non như một loại thức ăn từ lâu. Mít non khá nhiều chất xơ, có công dụng chống táo bón và thải độc cho cơ thể. Ngoài ra, mít non còn chứa nhiều kali tăng cường cơ bắp, và duy trì được huyết áp ổn định. Đây còn là đặc sản của nhiều vùng miền, đặc trưng là ở miền Trung nước ta.

Nộm mít món ăn dân dã mang đậm nét văn hóa

Những cây mít sai quả, người dân quê hái tỉa quả non nấu canh, kho với cá chuồn… Hạt mít phơi nắng rồi lột vỏ, nấu độn cùng cơm gạo, là món ưa thích sau bữa ăn. Xơ mít chín kho với các loại cá: chuồn, ngừ, nục…

Vùng đất Đức Phổ quê tôi nằm phía nam tỉnh Quảng Ngãi nắng như nghiêng trời đổ lửa khi sang hè. Cư dân nơi đây thường trồng cây ăn quả quanh nhà, cành lá tỏa bóng râm mát làm vơi cái nóng oi nồng ngày hạ. Trưa nắng, dăm trẻ thơ trong xóm tụ tập quanh gốc mít. Hễ thấy “lạt miệng”, cả bọn cùng nhau hái dái mít chấm muối ớt ăn ngon lành. Có đứa “hít hà…” bởi vị chát lẫn chua từ dái mít hòa cùng vị cay mặn của muối ớt.

Nộm mít món ăn dẫn dã mang đậm nét văn hóa truyền thống vùng miền

Cách chế biến món nộm mít

Bước 1:

-Mít mua về trụng sơ qua nước sôi, để ráo nước, xắt thành miếng nhỏ vừa ăn

– Rau thơm, rau răm nhặt rồi rửa sạch, để ráo nước.

– Hành khô bóc vỏ, thái lát mỏng rồi cho vào chảo dầu phi thơm.

– Thịt ba chỉ rửa sạch, để ráo nước.

– Thịt ba chỉ cho vào nồi nước cùng với 1 thìa cafe nước mắm ngon và 1 thìa café muối để thịt thêm đậm đà. Thịt chín vớt ra bát nước lạnh cho nguội bớt rồi cắt miếng mỏng, nhỏ.

– Tôm sú rửa sạch, bóc vỏ, bỏ đầu và chỉ đen ở lưng rồi rửa sạch lại một lần nữa (chừa phần đuôi cho đẹp). Đối với những con tôm lớn, chúng ta cắt đôi tôi còn nhỏ thì giữ nguyên.

– Đối với tôm, để giữ được vị ngọt tự nhiên, chúng ta nên hấp tôm thay vì luộc, hấp đến khi tôm ngả màu đỏ là chín.

Bước 2:

– Pha nước trộn gỏi: 1 thìa canh canh nước mắm ngon, 3 thìa canh đường, khuấy đều cho tan đường, rồi thêm 1 thìa canh nước cốt chanh trộn đều, nếm lại cho vừa miệng là được.

– Cho mít vào bát tô sạch, rưới ½ phần nước trộn gỏi vào, trộn đều cho mít thấm gia vị. Tiếp tục cho tôm và thịt ba chỉ vào, rưới tiếp ½ nước trộn gỏi vào, trộn đều. Cắt nhỏ rau thơm, rau răm và rắc lạc rang lên trên.

Khi ăn có thể dùng với bánh tráng nướng sẽ rất ngon. Với những những nguyên liệu dễ tìm như trên đây, hy vọng các bạn sẽ mang đến một món ăn dân giã đậm chất miền Trung cho gia đình mình.

Cách chế biến món nộm mít

Nộm mít món ăn đặc trưng của người miền Trung

Khi kể đến món ăn từ quả mít thì không thể kể thiếu món nộm. Mít non cắt thành khoanh tròn trong thau nước rồi gọt bỏ vỏ và cùi, xắt thành khối cỡ bằng cổ tay người lớn, rửa sạch, vớt ra rổ cho ráo nước. Dạo quanh vườn nhà hái mớ rau thơm, rửa sạch. Sau đó, cho mít vào nồi hấp cách thủy đến chín đều thì nhấc xuống, chờ nguội xé sợi vừa ăn. Tiếp đến, hòa tan gia vị gồm muối hầm, đường cùng nước cốt chanh rồi cho vào trộn đều với mít. Thêm ít tiêu xay nhuyễn, đậu phộng rang giã dập và rau thơm lên trên là đã có món nộm dân dã đượm đà vị quê.

Đĩa nộm với màu trắng của mít non cùng màu xanh từ rau thơm. Điểm thêm màu vàng của đậu phộng rang như gọi mời. Vị béo từ đậu phộng rang lẫn hương thơm của rau hòa cùng vị mặn, ngọt, chua, cay của nước cốt chanh. Và gia vị thấm trong mít non ngon khó gì sánh bằng. Bữa cơm gia đình thêm phần rôm rả với món nộm phảng phất hương vị làng quê. Nộm mít thêm ngon khi ăn kèm bánh tráng nướng chín (ảnh) giòn tan trong miệng.